Những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện nay

Ngày nay Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta, là nguồn gốc gây ra những mầm bệnh cho con người và các loại sinh vật, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người.

Vì vậy Muốn đảm bảo một cuộc sống bền vững thì yêu cầu đầu tiên chính là bảo vệ môi trường sống. Trong đó, xử lí nguồn nước thải, nguồn nước ô nhiễm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi tình trạng ô nhiễm môi ngày càng trở nên bức thiết thì nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp và nước thải ngày càng cần thiết và tăng cao.

Biết được nhu cầu này của công chúng, bài viết xin điểm danh ra những công nghệ xử lí nước thải mới nhất và được tin tưởng nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo và có cái nhìn tổng thể nhất trước khi đưa ra sự lựa chọn.

  1. Công nghệ bể Aerotank:

Bể Aerotank là một trong những phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Bể Aerotank gồm nhiều loại như bể Aerotank truyền thống, bể Aerotank nhiều bậc…Trong đó, bể Aerotank truyền thống sử dụng đơn giản nhất. Bể Aerotank hoạt động theo qui trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…

anh-2_be-uasb

Ưu điểm:

  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%
  •  Loại bỏ được Nito trong nước thải
  • Vận hành đơn giản, an toàn
  • Thích hợp với nhiều loại nước thải
  • Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể
  1. Công nghệ bể UASB:

Đây là quá trình xử lý sinh học kị khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kị khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này.

  1. Công nghệ đệm di động (MBBR):

Công nghệ này sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vinh vật trong công trình xử lý MBBR rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan ôxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác.

Điểm danh 7 công nghệ xử lí nước thải mới nhất hiện

Ưu điểm:

  • Diện tích công trình nhỏ
  • Hiệu quả xử lý BOD cao
  • Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác
  • Quá trình vận hành đơn giản
  • Chi phí vận hành thấp
  • Chi phí bảo dưỡng thấp
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành
  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lủng
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng
  •  Dễ dàng vận hành
  • Điều kiện tải trọng cao
  1. Công nghệ AAO:

Công nghệ AAO là quá trình xử lý áp quá trình xử lý sinh học liên tục dùng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hiếu khí, thiếu khí, yếm khí để xử lý nước thải. Qúa trình xử lý cho hiệu quả xử lý cao, đặc biệt với nước thải có hàm lượng hữu cơ Nito phốt pho cao. AAO được thiếu kế theo quy trình nghiêm ngặt để xử lý nhiều loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải khu công nghiệp tập trung.

Ưu điểm:

  • Chi phí vận hành thấp, trình độ tự động hóa cao
  • Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất ta có thể nối, lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế .

Công nghệ SBR:

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ. Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech. Bể SBR là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

%image_alt%

Ưu điểm:

  • Kết cấu đơn giản và bền hơn
  • Hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người
  • Thiết kế chắc chắn
  • Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm
  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao
  • Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành
  •  Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao
  • Ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng
  • Tính linh động trong quá trình xử lý
  1. Công nghệ MBR:

Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.

Ưu điểm:

  • Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải
  • Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh loại bỏ tất cả vi sinh vật có kích thước cực nhỏ
  • Kích thước nhỏ hơn công nghệ truyền thống
  • Tăng hiệu quả sinh học 10 – 30%
  • Thời gian lưu nước ngắn
  • Thời gian lưu bùn trong hệ thống xử lý nước thải dài
  • Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử lý nước thải
  • Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống
  1. Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám:

Nguyên lý hoạt động của bể này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.

Ưu điểm:

  • Hệ vi sinh cộng sinh đem lại hiệu quả xử lý tốt
  • Giảm 30% thể tích so với các công nghệ hiện có giúp giảm diện tích hệ thống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.
  • Hệ thống sensor giúp tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ so với các hệ thống khác.
  1. Công nghệ lọc sinh học:

Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó.Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí nhân công
  • Tiết kiệm năng lượng

Xử lý chất thải luôn là vấn đề cần thiết và bức bách để bảo vệ sự bền vững của môi trường sống. Tùy thuộc vào công ty, mô hình sản xuất của mỗi xí nghiệp, xưởng công nghiệp mà có sự lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về hệ thống xử lý nước cấp và nước thải đạt tiêu chuẩn.